Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Bài 1 - Tóm tắt từ loại

***
Trước hết chúng ta điểm qua những từ loại, hiểu rõ từ cơ bản, về sau khi đến ngữ và câu, chúng ta sẽ thấy dễ hiểu hơn,sẽ có phần thực tập dịch các thí dụ trong bài.
*** 
Bài 1
TÓM TẮT TỪ LOẠI
1- TỰ
Tự đơn vị biểu hiện thanh âm (khi nói) hình thể (khi viết) thể một ý nghĩa (tự: chùa, nhân: người…) hoặc không ý nghĩa (tát).

2- TỪ
Từ đơn vị nhỏ nhất ý nghĩa thể dùng độc lập.
Từ một âm tiết gọi là đơn âm: sơn: núi, mộc: cây, nhật: mặt trời…, nếu một âm tiết không có ý nghĩa thì chỉ là tự.
Từ hai âm tiết trở lên gọi là đa âm, 琵琶tì bà: đàn tì bà. chữ tì 琵 một mình nó không có nghĩa, nó chỉ là một (tự), nhất là những từ phiên âm tiếng Phạn, như 菩薩 bồ tát: Bồ Tát, 涅般 niết bàn: Niết-bàn, từng từ , 薩 không có nghĩa gì hết.
&
Mỗi từ được xếp vào một loại gọi là từ loại. Từ nào có ý nghĩa thực tế thì gọi là thực từ, từ nào không thể dùng độc lập gọi là hư từ.

A- Thực từ (實詞):
Thực từ những từ những đặc điểm sau:
- Về ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng, tức biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng khách quan trong thực tế. Những từ như tiên: tiên, quỷ: quỷ... thực từ sự vật chúng biểu thị được óc tưởng tượng của con người xem tồn tại trong thực tế.
- Về hoạt động ngữ pháp: Thực từ những từ đa chức năng.

Thực từ gồm có:

①- Danh từNhững từ biểu thị tên gọi của người, vật, sự vật, thời gian, không gian
nhân: người, sơn: núi

②- Đại từ: Những chữ thay thế cho các loại thực từ, ngữ câu.
ngã: tôi, nhữ: anh, bỉ:  (Đại từ nhân xưng)
thử: này, cái này, thị: đó, đấy, ấy, : này, cái này.                                                                                                                                                                                                                                 (Đại từ chỉ thị)
thùy: ai, hề: đâu, cái gì.                                                             (Đại từ nghi vấn)
③- Động từ: Động từ dùng để diễn tả một hành động, một xúc cảm tâm (ý niệm), một tình hình (biểu thị sự tồn tại như , ).

④- Hình dung từ: Hình dung từ những từ biểu thị tính chất của sự vật, tức để thêm vào một đặc điểm một phẩm chất cho người hay sự vật.
trường: dài, cao: cao
⑤- Số từ: Số từ từ dùng để chỉ số lượng hoặc thứ tự. Thường đặt trước danh từ.
            nhất: một, nhị: hai ⑥- Lượng từ: Lượng từ từ để biểu thị đơn vị nói về người hoặc vật.
: cái, chiếc, đầu: con, quyển: cuốn

B- từ (虛詞)

Những từ không ý nghĩa ràng, đứng một mình không nghĩa nhất định, chỉ dùng để bổ sung tình thái cho thực từ, gọi từ. Những từ như , với, của từ ta không thể hình dung được biểu vật tương ứng với từ đó.
Hư từ gồm có:

⑦- Phó từ: Phó từ những từ đặt trước hình dung từ hoặc động từ để tu sức (bổ sung ý nghĩa) cho những từ đó.
       thậm: rất, lắm, bất: chẳng, đừng, tối: rất, tột bậc…

 ⑧- Giới từ: Giới từ một tự đặt sau một thực tự, để liên lạc thực tự ấy với thực tự khác. Giới từ không thể dùng độc lập.
            Giới từ thường dùng: ư: , ở tại, vu: ở tại....
 ⑨- Liên từ: Liên từ dùng để nối từ với từ, ngữ với ngữ, câu với câu.
dữ: cùng, cập: cùng...
 ⑩- Trợ từ: Trợ từ những từ bản thân không ý nghĩa thực tại, không công dụng về ngữ pháp chỉ dùng để trợ giúp cho từ, ngữ, câu để bổ sung ý nghĩa cho từ, ngữ, câu đó.
       , , nhĩ, dĩ...

⑪- Thán từ: Thán từ loại từ biểu thị tình thái, dùng để kêu gọi hay để bộc lộ tình cảm đột ngột phát ra trong lòng.
       Thán từ thường được sử dụng độc lập trong câu. thể đặt đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
            , hu...
 ***
Tiếp theo cần có chút khái niệm về những từ loại đó làm gì trong câu:
Các thành phần chủ yếu của câu:
       - Chủ ngữ (主語): Chủ thể hành động.
       - Vị ngữ (謂語): Nói động tác, tình trạng hoặc biến hóa.
       - Tân ngữ (賓語): Thành phần phụ biểu thị người hoặc sự vật chịu sự chi phối của ngoại động từ, thường đi sau ngoại động từ đó.
       - Định ngữ (定語): Thành phần phụ đứng trước dùng để tu sức nghĩa cho danh từ. Gồm: Định ngữ hạn chế định ngữ miêu tả.
       - Bổ ngữ (補語): Thành phần phụ đi sau bổ sung nghĩa cho một động từ, hình dung từ.
       - Trạng ngữ (狀語): Thành phần phụ đi trước tu sức nghĩa cho một động từ, hình dung từ hoặc một phó từ khác
***Bài 1 giới thiệu qua đôi khái niệm. Bạn xem cho biết để khi vào từng từ loại sẽ có cái nhìn chung, dễ hiểu.*** 
Các bạn tải bài này về máy bấm vào tại đây 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét