Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

1-3 PHƯƠNG VỊ TỪ


1/ Danh từ làm định ngữ trong các câu sau và tập dịch:
師乃出曰: (諸法)之本源, 乃神會之佛性sư nãi xuất viết: thị chư pháp chi bổn nguyên,  nãi thần hội chi phật tính = Sư bèn bước ra thưa: Là cội nguồi của các pháp, là Phật tánh của Thần HộiHà Trạch Thần Hội, NĐHN  
(今日)之事, 蓋契昔因 kim nhật chi sự,  cái khế tích nhân = Việc ngày hôm nay, hợp với nhân xưaBất Như Mật Đa, NĐHN  
2/ Danh từ làm vị ngữ trong các câu sau, và tập dịch
彼問祖曰: 汝何不? 祖曰: 汝何不? bỉ vấn tổ viết: nhữ hà bất tiền? tổ viết: nhữ  bất hậu? = Kia hỏi Tổ rằng: Ông sao chẳng tới trước. Tổ bảo: Ngươi sao chẳng lui sau Ca Na Đề Bà, NĐHN
相見不揚眉, 我亦西 tương kiến bất dương mi, quân đông ngã diệc tây = gặp nhau chẳng nhìn, anh đi về Đông, tôi cũng về Tây Phổ An Đạo, NĐHN
3/ Danh từ làm trạng ngữ trong những câu sau, và tập dịch:
從師受經[]誦千偈 tùng sư thọ kinh nhật tụng thiên kệ = Theo thầy học kinh, mỗi ngày tụng ngàn bài kệ Cưu Ma La Thập, Cao Tăng Truyện
師曰: 重重疊嶂[]來遠, 北向皇都咫尺間sư viếttrùng trùng điệp chướng nam lai viễn, bắc hướng hoàng đô chỉ xích gian = Sư nói: núi non trùng điệp về nam xa, đến bắc hoàng đô trong gang tấcThụy Nham Sư Tiến, NĐHN
達磨[西]來傳箇甚麼?đạt ma tây lai truyền cá thậm ma= Đạt-ma từ tây đến truyền cái gì?Vĩnh Minh Đạo Tiềm, NĐHN

Danh từ 1-3
PHƯƠNG VỊ TỪ

Phương vị từ loại từ để chỉ không gian, nơi chốn (theo Hán kim thì chỉ 14 từ đơn âm tiết: đông, 西tây, nam, bắc, thượng: trên, hạ: dưới, tiền: trước, hậu: sau, tả: bên trái, hữu: bên phải, : bên trong, ngoại: bên ngoài, nội: ở trong, trung: giữa) .

Đặc điểm của phương vị từ
- Danh từ phương vị đứng trước hoặc đứng sau một từ khác kết hợp thành cụm danh từ chỉ vị trí, thời gian hay một ý niệm trừu tượng.
上堂: 但知今日復明日, 不覺前秋後秋 thượng đường: đãn tri kim nhật phục minh nhật,  bất giác tiền thu dữ hậu thu = Thượng đường: Chỉ biết hôm nay và ngày mai, chẳng biết mùa thu năm trước với mùa thu năm sau Viên Thông Thủ Huệ, NĐHN
* Chỉ vị trí: lâu thượng: trên lầu, thành nam: phía nam thành phố…
* Chỉ thời gian: tích nhật:  ngày xưa, kim niên:  năm nay…
* Chỉ ý niệm trừu tượng: 心目tâm mục trung: trong thâm tâm, tiền niệm hậu niệm: niệm trước niệm sau…
- Trước danh từ phương vị danh từ chỉ thời gian hoặc địa điểm để hạn chế [1]hoặc tu sức[2] .
大門之側 đại môn chi trắc = bên cạnh cửa lớn

Chức năng ngữ pháp của phương vị từ: Phương vị từ thể trực tiếp làm thành phần câu.
          1- Làm chủ ngữ
上下偷安最爲法門大患 thượng hạ thâu an, tối vi pháp môn đại hoạn = Người trên kẻ dưới lẩn trốn trách nhiệm cho an thân, ấy là tai họa lớn cho pháp mônBạch Vân Thực Lục, Thiền Lâm Bảo Huấn
           2- Làm vị ngữ
秦師遂 tần sư toại đông = Quân Tần đi về hướng đôngT Truyện
(khi làm động từ có nghĩa: đi về hướng đông)
           3- Làm định ngữ
我今問汝: 有一人從堂出, 一人從西堂出, 兩人齊喝一聲, 這裡分得賓主麼? 汝且作麼生分? ngã kim vấn nhữhữu nhất nhân tùng đông đường xuất, nhất nhân tùng tây đường xuất, lưỡng nhân tề hát nhất thanh, giá lý phân đắc tân chủ manhữ thả tác ma sanh phân = Nay ta hỏi ông: có một người từ Đông đường ra, một người từ Tây đường ra, hai người cùng hét một lúc, phân được chủ khách chăng? Ông hãy nói làm sao phân? Lâm Tế Nghĩa Huyền, NĐHN
東南之門đông nam chi môn = cửa đông nam.
4- Làm tân ngữ
前不能救, 後不能救 tiền bất năng cứu hậu, hậu bất năng cứu tiền = Binh trước chẳng thể cứu binh sau, binh sau chẳng thể cứu binh trước Tôn Tử Binh Pháp - Hư Thực
交接上下未嘗有喜慍之色 giao tiếp thượng hạ vị thường hữu hỉ uấn chi sắc = Giao tiếp với người trên kẻ dưới không hề lộ vẻ vui buồn Thích Đạo Tung, Tống Cao Tăng Truyện
5- Làm trạng ngữ
有僧來問訊, 見師看經, 立而待hữu tăng lai vấn tấn, kiến sư khán kinh, bàng lập nhi đãi = Có vị tăng đến thưa hỏi, thấy Sư xem kinh, đứng một bên chờ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, NĐHN
]]]
Danh từ từ loại dễ nhận ra nhất khi đọc hoặc dịch, nhưng khi chuyển loại làm trạng ngữ, thì cần quen mới dễ nhận ra.

Thực tập

Tìm danh từ phương vị cho biết làm gì trong câu và tập dịch:
師曰道相似一物即不中sư viết đạo tương tự nhất vật tức bất trúngNam Nhạc Hoài Nhượng, CĐTĐL Q5
及出壁門, 莫敢前 cập xuất bích môn, mạc cảm
但苦水盡渴不能前đãn khổ thuỷ tận khát bất năng tiềnQuyển1, Từ Ân Truyện
師曰: 左轉右轉?sư viếttả chuyển hữu chuyểnTử Hồ Lợi Tung, NĐHN
師有時坐良久, 周視左右曰: 會麼?sư hữu thời tọa lương cửu, chu thị tả hữu viếthội ma Tư Phúc Như Bảo, NĐHN




[1] Hạn chế có nghĩa là xác định lại phạm vi, thí dụ như từ thượng: trên, nghĩa chưa xác định rõ, nên còn rộng bao la, nhưng nếu 上流thượng lưu: trên nguồn, thì đã hạn chế lại phạm vi, chỉ là thượng nguồn.
[2] Tu sức nguyên nghĩa của nó là trang trí, vậy có nghĩa là trang trí làm cho từ súc tích hơn, ý nghĩa của từ rõ ràng hơn.